Mô hình thúc đẩy sử dụng khí sinh học từ chất thải nông nghiệp hỗn hợp như một nguồn năng lượng bền vững thay thế ở vùng cao để quản lý trang trại ở Malaysia

Mô hình thúc đẩy sử dụng khí sinh học từ chất thải nông nghiệp hỗn hợp như một nguồn năng lượng bền vững thay thế ở vùng cao để quản lý trang trại ở Malaysia (01/01/2020)

Tên mô hình: Thúc đẩy sử dụng khí sinh học từ chất thải nông nghiệp hỗn hợp như một nguồn năng lượng bền vững thay thế ở vùng cao để quản lý trang trại ở Malaysia. Dự án Thúc đẩy năng lượng sinh khối cho các cộng đồng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực ASEAN (Quỹ hội nhập ASEAN - Nhật Bản (JAIF)

Tên mô hình: Thúc đẩy sử dụng khí sinh học từ chất thải nông nghiệp hỗn hợp như một nguồn năng lượng bền vững thay thế ở vùng cao để quản lý trang trại ở Malaysia. Dự án Thúc đẩy năng lượng sinh khối cho các cộng đồng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực ASEAN (Quỹ hội nhập ASEAN - Nhật Bản (JAIF)

Địa điểm mô hình: Malaysia

Mục tiêu của mô hình

Mục tiêu chung:

- Thúc đẩy phát triển bền vững và sử dụng năng lượng sinh học cho ngành nông nghiệp và tăng cường và xem xét các chính sách quốc gia và khu vực để sản xuất và tiêu thụ năng lượng tái tạo bền vững.

Các mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng và thực hiện nghiên cứu thí điểm về năng lượng sinh học được tạo ra từ chất thải nông nghiệp

- Phân tích so sánh nhu cầu và tiêu thụ giữa năng lượng không tái tạo và năng lượng sinh học từ chất thải nông nghiệp để vận hành trang trại hàng ngày.

- Đánh giá hiệu quả của phân bón sinh học được sản xuất trong quá trình sản xuất năng lượng sinh học cho canh tác cây trồng.

- Thúc đẩy sử dụng năng lượng sinh học được sản xuất để cải thiện năng suất và tính bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Chia sẻ kiến thức và đánh giá sự phát triển của chính sách năng lượng sinh học cho các cộng đồng nông nghiệp trong khu vực ASEAN.

Download